Khác với tiếng Việt, trong tiếng Anh có rất nhiều từ có trọng âm, âm đuôi, âm câm, âm gió,...khiến cho nhiều người học cảm thấy hoa mắt, chóng mặt mỗi khi phát âm.
Nhiều người học phát âm tiếng Anh cứ lắp ba lắp mãi mới dặn được một câu bởi họ sợ mắc lỗi sai. Thấu hiểu được điều này, IGEMS đã tổng hợp ra 6 lỗi phát âm tiếng Anh mà học sinh Việt hay gặp phải nhất, các bạn hãy lưu lại để tránh mắc lỗi sai như vậy nhé!
Thiếu âm đuôi/ âm cuối (final sounds)
Đây chính là một trong những lỗi sau điển hình nhất của người Việt khi nói tiếng Anh. Lý do chủ yếu xuất phát từ thói quen nói tiếng Việt.
Bởi trong tiếng Việt không có âm đuôi. Và tất nhiên không ai nói là “đâyy là cái bútt” cả! Vậy nên khi phát âm tiếng Anh, chúng ta thường lướt qua âm cuối của từ. Dẫn tới việc phát âm sai khiến cho người bản xứ khó hiểu chúng ta đang nói vấn đề gì.
Bên cạnh đó, do thói quen này chúng ta cũng không chú ý tới các từ khi nghe tiếng Anh, ví dụ như:
“play” - /plei/ - không có âm cuối
“place” - /pleis/ - giống hệt từ “play” thêm âm cuối /s/
“plate” - /pleit/ - giống hệt từ “play” nhưng thêm âm cuối /t/
Có thể thấy rằng nếu thiếu đi âm cuối sẽ không diễn đạt trọn vẹn được ý nghĩa của từ vựng và việc nghe đúng từ cũng như vậy.
Thiếu trọng âm
Việc học phát âm tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả là khi bạn đánh đúng trọng âm của từ. Bởi trọng âm của từ là một phần rất quan trọng để người nghe có thể nhận ra được từ đó. Trong khi đó, tiếng Việt chủ yếu là đơn âm tiết và người Việt có thói quen đọc từng âm tiết một và không nhấn trọng âm cho mỗi từ.
Bởi vậy, khi nói tiếng Anh, chúng ta thường thiếu trọng âm hoặc nhấn sai trọng âm. Điều đó khiến cho người nghe cảm thấy cứng nhắc thậm chí là hiểu sai ý của người nói. Ví dụ như:“present” - /pri’zent/ (động từ): đưa, trình, nộp, dâng
“present” - /’prez.nt/ (danh từ): quà tặng, đồ tặng
Do vậy, khi ta nói tiếng Anh mà thiếu trọng âm sẽ khiến người nghe cảm thấy rất cứng, hiểu sai nghĩa, đây là nguyên nhân khiến đoạn hội thoại bị thất bại.
Lỗi không có ngữ điệu (intonation)
Tiếng Anh được coi như là một ngôn ngữ có âm điệu, có nhạc nhưng không cần phổ nhạc bởi khi chúng ta nói tiếng Anh, nhịp điệu trầm bổng khá giống với những bài hát.
Cụ thể, trong tiếng Anh có rất nhiều thanh điệu và linh hoạt hơn tiếng Việt. Vì vậy, người Việt khi nói tiếng Anh thường không biết lên chỗ nào, xuống chỗ nào nên họ nói tiếng Anh một cách đều đều và không có ngữ điệu. Người Anh khi nghe thấy sẽ cảm thấy rất đơn điệu.
Đây là những lỗi phát âm tiếng Anh rất phổ biến của người Việt. Để khắc phục được điều này, người học cần nắm vững những bài học phát âm tiếng Anh cho trẻ em, những lý thuyết về phát âm và luyện tập chúng một cách thường xuyên.>>> Xem thêm: Tại sao nên dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn từ sớm?
Dùng những âm quen thuộc trong Tiếng Việt để gán vào tiếng Anh
Điều này có thể bắt nguồn từ thói quen và sự sai phổ biến của người Việt nói chung mỗi khi nói Tiếng Anh. Ví dụ như việc phát âm Việt hóa của người Việt:
/ei/ thường được người Việt phát âm thành “êy” và “ê”
/əʊ/ đa phần người Việt đọc thành “ô”
Ví dụ như:
Road /rəʊd/: Người Việt thường đọc là “Rốt”
Coat /cəʊt/: thường được phát âm là “cốt”
/ð/: thường được phát âm là “dơ”
Ví dụ như:
Together /tə’geðə/: từ này bị Việt hóa thành “tu gét dờ”
Đọc “sờ” sai chỗ
Hay được phát âm là ‘s’ và ‘es’. Lúc cần thì không đọc âm /s/, lúc không cần thì lại có /s/ ở mọi nơi. Người đọc thường có xu hướng vô thức khi thêm âm /s/ vào trong câu với lối suy nghĩ làm như vậy sẽ hay hơn và giúp câu nói thêm phần “tây” hơn. Tuy nhiên, việc thêm /s/ vào vô tội vạ như vậy lại gây ra phản tác dụng.
Việc phát âm như vậy sẽ khiến cho câu nói bị rối và sai nghĩa. Trong khi những chỗ rất cần có /s/ ví dụ như sở hữu cách hoặc /s/ ở trong danh từ số nhiều thì lại bị bỏ qua và không được để ý đến.
Phát âm sai, phát âm kém là một trong những lý do khiến đa số người Việt cảm thấy tự tin mỗi khi giao tiếp tiếng Anh, đặc biệt là khi nói chuyện với người nước ngoài. Để khắc phục được điều này, tốt hơn hết là người học hãy chú ý tới những lỗi sai trên và kết hợp cùng phòng luyện thi ảo của IGEMS để có được kết quả tốt nhất nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét